Ethena, một dự án vừa được ra mắt gần đây nhưng đã thu hút được sự chú ý lớn từ cộng đồng không chỉ vì sản phẩm mà còn từ những cái tên đứng đằng sau đầu tư vào giao thức như Authur Hayes, Binance Labs, Dragonfly… Vậy Ethena là gì?
Ethena là gì?
Ethena là một giao thức Liquid Staking Derivative (LSD) hoạt động trên nềan tảng Ethereum, giúp người dùng tăng lợi nhuận bằng cách phát hành đồng tiền tổng hợp USDe.
Người dùng có khả năng tạo (mint) USDe bằng cách đặt các loại token liquid staking (LST) như tETH, rETH… làm tài sản thế chấp. Điều này giúp họ kiếm được lợi nhuận ổn định thông qua Trái phiếu Internet (Internet Bond) hoặc tham gia vào các hoạt động trong DeFi.
Đặc biệt, USDe của Ethena giúp giảm thiểu rủi ro thanh lý cho người nắm giữ khi thị trường có biến động mạnh. Điều này được thực hiện thông qua việc sử dụng chiến lược Delta-Hedging, thay vì vị thế nợ có thế chấp (Collateral Debt Position) như nhiều loại tài sản tổng hợp khác
Sản phẩm Ethena
Ethena, một trong những nền tảng tiên phong trong lĩnh vực Crypto và tiền điện tử, mang đến sản phẩm chính là đồng USDe. Đây là đồng synthetic dollar thuộc chuẩn ERC-20, được thế chấp bởi các đồng LST trên Ethereum.
USDe của Ethena hoạt động dựa trên cơ chế Delta-Hedging, một cơ chế độc đáo trong thế giới Crypto, nhằm đảm bảo giá trị được ổn định và tạo ra thu nhập cho người nắm giữ. Cụ thể, giá trị của USDe đạt được sự ổn định bằng cách sử dụng các công cụ phái sinh thông qua vị thế short không đòn bẩy dựa trên cơ chế Delta-Hedging, thay vì thế chấp vượt mức (Over-Collateralization).
Ethena cũng kiểm soát chặt chẽ quy trình mint và redeem. Người dùng có thể mint USDe và redeem lại các LST sau khi thực hiện KYC thành công. Quy trình KYC được kiểm soát và quản lý trực tiếp bởi Ethena Labs, nhằm đảm bảo nguồn cung của USDe và duy trì được giá trị đồng USDe luôn ổn định.
Ngoài ra, Ethena còn mang đến khả năng tạo ra lợi nhuận cho những người nắm giữ USDe. Giao thức của Ethena tạo ra lợi nhuận bằng cách sử dụng giải pháp Internet Bond. Người dùng có thể kết hợp phần thưởng từ việc stake LST và các khoản funding rate trong thị trường phái sinh để tạo ra trái phiếu, hoạt động như một phương thức tiết kiệm dành riêng cho USDe, nhằm mang lại khả năng sinh lời (khoảng 10%) cho người nắm giữ USDe trong thời gian cố định.
Cuối cùng, sau khi mint thành công USDe, người dùng có thể tiếp tục sử dụng USDe để stake vào giao thức và nhận về sUSDe. Bằng cách nắm giữ sUSDe, người dùng có thể nhận được mức yield lên tới 24%.
đã chính thức mainnet vào ngày 19/02/2024. Chỉ trong một thời gian ngắn, Ethena đã đạt được những thành tựu đáng kể: lượng vốn hoá của stablecoin USDe vượt trên 400 triệu USD, mức yield người dùng có thể nhận được trên 20% cùng hơn 26 nghìn người tham gia.
Với mức yield hấp dẫn cùng lượng người tham gia lớn, Ethena đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư trong thị trường Crypto. Tuy nhiên, cũng có nhiều lo ngại về cơ chế hoạt động của Ethena cũng như sự bền vững của đồng USDe.
Mặc dù giá trị của USDe được đảm bảo bởi cơ chế khá an toàn, Ethena cũng đã đưa ra những cảnh báo về những nguy cơ có thể khiến USDe mất peg. Các rủi ro này bao gồm: rủi ro funding, rủi ro liên quan tới sàn giao dịch, rủi ro thanh lý và rủi ro tài sản thế chấp. Người dùng có thể tìm hiểu thêm về các rủi ro này tại website của Ethena.
Bên cạnh đó, Ethena cung cấp thông tin chi tiết về các chỉ số của USDe như supply, price, và Insurance Fund. Insurance Fund bao gồm các stablecoin khác nhau nhằm đảm bảo giá trị cho USDe, hiện đã vượt ngưỡng 2 triệu USD.
Tình hình Ethena :
Ethena đã chính thức mainnet vào ngày 19/02/2024. Chỉ trong một thời gian ngắn, Ethena đã đạt được những thành tựu đáng kể: lượng vốn hoá của stablecoin USDe vượt trên 400 triệu USD, mức yield người dùng có thể nhận được trên 20% cùng hơn 26 nghìn người tham gia.
Với mức yield hấp dẫn cùng lượng người tham gia lớn, Ethena đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư trong thị trường Crypto. Tuy nhiên, cũng có nhiều lo ngại về cơ chế hoạt động của Ethena cũng như sự bền vững của đồng USDe.
Mặc dù giá trị của USDe được đảm bảo bởi cơ chế khá an toàn, Ethena cũng đã đưa ra những cảnh báo về những nguy cơ có thể khiến USDe mất peg. Các rủi ro này bao gồm: rủi ro funding, rủi ro liên quan tới sàn giao dịch, rủi ro thanh lý và rủi ro tài sản thế chấp. Người dùng có thể tìm hiểu thêm về các rủi ro này tại website của Ethena.
Bên cạnh đó, Ethena cung cấp thông tin chi tiết về các chỉ số của USDe như supply, price, và Insurance Fund. Insurance Fund bao gồm các stablecoin khác nhau nhằm đảm bảo giá trị cho USDe, hiện đã vượt ngưỡng 2 triệu USD.
Với những đặc điểm nổi bật này, Ethena đang khẳng định vị thế của mình trong thị trường Crypto và tiền điện tử toàn cầu.